Sàn vượt nhịp lớn là gì? Phân loại và ứng dụng trong xây dựng

Sàn vượt nhịp là một sản phẩm công nghệ mới được ứng dụng phổ biến trong ngành xây dựng bởi những ưu điểm vượt trội như làm tăng chiều cao thông thủy, mở rộng diện tích sử dụng và đảm bảo được các yếu tố thẩm mỹ và phong thủy cho công trình. Cùng KHU CÔNG NGHIỆP tìm hiểu chi tiết về sàn vượt nhịp lớn trong bài viết này.

I. Sàn vượt nhịp lớn là gì?

Sàn vượt nhịp lớn là gì?
Sàn vượt nhịp lớn là gì?

Trong các công trình hiện nay có 2 loại sàn được sử dụng là sàn bê tông truyền thống (sàn có dầm), sàn vượt nhịp lớn (sàn không dầm). Với công nghệ ngày càng phát triển, việc thay thế sàn truyền thống bằng sàn vượt nhịp lớn là một trong những sự đột phá mới trong ngành xây dựng khi sử dụng những hộp rỗng làm từ nhựa tái chế để làm giảm trọng lượng của sàn mà vẫn có khả năng chịu được tải trọng lớn hơn so với bê tông thông thường. 

Sàn vượt nhịp lớn là loại sàn không cần sử dụng các thanh dầm ngang, dầm dọc đỡ ở phía dưới công trình khi thi công mà chúng sẽ được liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình. 

II. Cấu tạo cơ bản của sàn vượt nhịp lớn

Cấu tạo cơ bản của sàn vượt nhịp lớn
Cấu tạo cơ bản của sàn vượt nhịp lớn

Về mặt cấu tạo chi tiết của sàn vượt nhịp lớn khá đơn giản, bao gồm: 

  • Tấm thép lưới trên.
  • Các hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế.
  • Tấm thép lưới dưới.
  • Móc thép cố định hộp rỗng.

Về cơ bản việc bố trí thép sàn vượt nhịp lớn trong công trình sẽ giúp bề mặt sàn được liên kết tốt hơn và tạo ra hệ sàn an toàn, chắc chắn và tiết kiệm được nguyên vật liệu xây dựng. 

III. Ưu điểm của sàn vượt nhịp

Ưu điểm của sàn vượt nhịp
Ưu điểm của sàn vượt nhịp
  • Giải phóng không gian kiến trúc: Sàn vượt nhịp lớn có trọng lượng nhẹ. Vị trí cột trụ công trình có thể linh hoạt, dễ dàng tùy chọn công năng của từng khu vực tốt hơn.
  • Tăng diện tích thông thủy, tăng số tầng sử dụng: Giảm được chiều cao tầng do giảm được chiều cao kết cấu sàn và do đó giảm được chiều cao công trình.
  • Chiều dày sàn giảm: Với phương pháp thì công này thì chiều cao, độ dày, trọng lượng sàn sẽ giảm.
  • Tính thẩm mỹ cao: Phương pháp thi công sàn vượt nhịp sẽ tạo độ thẩm mỹ cao. Khi hoàn thành có thể sơn trực tiếp và lắp đèn LED nhỏ trong sàn.
  • Tối ưu không gian, giảm số lượng cột trụ: Giảm cột nhà sẽ làm cho không gian cảm giác thông thoáng hơn. Việc sắp đặt tường ngăn và nội thất cũng dễ dàng hơn.
  • Cách âm, cách nhiệt tốt: Do sàn có lỗ rộng kín giữa nên khả năng cách âm cách nhiệt gấp đôi so với sàn truyền thống.
  • Giảm chi phí: Việc sử dụng sàn vượt dầm để thi công thì ta sẽ giảm kích thước móng, từ đó giúp tiết kiệm lượng bê tông – cốt thép.

IV. Phân loại và ứng dụng của từng loại sàn vượt nhịp lớn 

Sàn vượt nhịp hay còn gọi là sàn không dầm được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi dự án. Dưới đây là 4 loại sàn vượt nhịp phổ biến và được áp dụng nhiều trong các công trình tại Việt Nam:

1. Sàn vượt nhịp Uboot

Sàn vượt nhịp Uboot
Sàn vượt nhịp Uboot

Được ứng dụng công nghệ từ Châu Âu, sàn vượt nhịp Uboot có thể đảm bảo được các yêu cầu về trọng lượng nhẹ, khả năng vượt nhịp lớn, tiết kiệm chiều cao tầng, giảm số lượng cột,…

Uboot là loại sàn được được ứng dụng rất nhiều trong các công trình lớn tại nước ngoài với nhiều ưu điểm như:

  • Tiết kiệm nguyên vật liệu và giảm đến 30% lượng bê tông cần dùng trong công trình giúp giảm các chi phí và trọng lượng cho sàn.
  • Khả năng vượt nhịp của sàn Uboot có thể lên đến 20m.
  • Vì không cần sử dụng hệ thống dầm nối giữa các cột, đồng thời giảm tải trọng của sàn xuống cột nên có thể giảm được số lượng cột tăng diện tích sử dụng cho công trình.
  • Có khả năng chống cháy và chịu được áp lực rất lớn.
  • Các hộp Uboot có thể xếp chồng lên nhau nên rất thuận tiện cho việc di chuyển.

Với những ưu điểm trên, Uboot được ứng dụng rộng rãi trong nhiều dạng công trình đặc biệt là các công trình dân dụng và công nghiệp như bệnh viện, trường học, chung cư, trung tâm thương mại hay thi công xây dựng nhà xưởng cần không gian rộng rãi,…

2. Sàn nấm – Flat Slab

Đây là một hệ thống làm việc theo kiểu một hoặc hai phương với một bản dày hơn ở vị trí cột và tường chịu lực gọi là mũ cột làm tăng khả năng chịu lực cắt và độ cứng của hệ thống sàn dưới sự tác động của tải trọng thẳng đứng. Dạng kết cấu này đã không còn phổ biến nhiều trong những năm gần đây do tính kinh tế của nhịp bị hạn chế. Sự đặc biệt của sàn nấm là dễ chế tạo cốp pha cũng như thi công dễ dàng, ngoài ra còn có một vài ưu điểm như:

  • Sử dụng ván khuôn đơn giản
  • Có khoảng thông thủy lớn ở giữa các mũ cột
  • Độ dày kết cấu sàn nhỏ
  • Thông thường sẽ không yêu cầu cốt thép chống chọc thủng ở vùng gần cột.

Ngoài ra, sàn nấm còn có khả năng chịu động đất rất tốt nhờ khả năng chịu lực theo hai phương cùng với ưu điểm tự giảm nhẹ trọng lượng khi kết hợp với hệ thống cột và vách chịu lực. Từ đó, sàn nấm là được ứng dụng rất nhiều trong các công trình cao tầng.

3. Sàn phẳng – Flat Plate

Sàn phẳng - Flat Plate
Sàn phẳng – Flat Plate

Sàn phẳng chịu lực theo một hoặc hai phương, được kê trực tiếp lên cột hoặc trên tường chịu lực. Điểm đặc biệt của loại sàn này là chiều dày không thay đổi hoặc gần như không đổi tạo ra mặt phẳng dưới sàn làm việc pha cốp đơn giản hơn trước khi tiến hành thi công. Bên cạnh đó, sàn phẳng cũng có những thế mạnh riêng như:

  • Lắp đặt cốp pha đơn giản và tiết kiệm chi phí thi công.
  • Sử dụng được tối đa chiều cao phong thủy.
  • Có khả năng linh hoạt trong không gian kiến trúc.

Đây là loại sàn cho phép linh hoạt trong việc tạo ra vách ngăn hoặc đôi khi còn không cần sử dụng trần giả. Bởi những ưu điểm đó mà sàn phẳng được sử dụng rất phổ biến tại các tòa nhà cao tầng hiện đại.

4. Sàn ô cờ – Waffle slab

Sàn ô cờ hay còn gọi là sàn sườn có khả năng chịu được tải trọng từ trung bình cho đến lớn cùng với những ưu điểm vượt trội khác như:

  • Tăng diện tích sử dụng của sàn.
  • Có khả năng vượt nhịp lớn.
  • Tiết kiệm nguyên vật liệu và giảm bớt trọng lượng của sàn.

Sàn ô cờ thường được ứng dụng rất nhiều trong các công trình như nhà cao tầng, bệnh viện, nhà xưởng công nghiệp, văn phòng và nhà đổ xe.

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về sàn vượt nhịp lớn là gì cũng như những ứng dụng thường gặp trong xây dựng.