cấp giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường là văn bản cần thiết với mỗi dự án sản xuất, kinh doanh. Để xin giấy phép bởi những cơ quan có thẩm quyền, chủ dự án cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, thủ tục cần thiết. Vậy, thủ tục xin cấp giấy phép môi trường bao gồm những tài liệu và hồ sơ gì? Trong bài viết sau, Khu công nghiệp sẽ giới thiệu chi tiết về thủ tục này đến các bạn độc giả.

Khái niệm giấy phép môi trường là gì?

Trước khi tìm hiểu thủ tục xin cấp giấy phép, chủ đầu tư cần phải hiểu khái niệm giấy phép môi trường là gì. Đây được hiểu là văn bản được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,…).

Giấy phép bảo vệ môi trường cấp cho các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được quyền xả chất thải ra môi trường và quản lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, giấy phép cũng cho phép các dự án nhập khẩu phế liệu nếu như dự án cần phế liệu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Giấy phép này là công cụ để các doanh nghiệp bảo vệ môi trường sống xung quanh. Các chủ doanh nghiệp, dự án có thể tìm đến các công ty tư vấn môi trường để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và kỹ càng về hồ sơ, các thủ tục cần chuẩn bị để giúp dự án diễn ra tốt đẹp cũng như thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường.

giấy phép bảo vệ môi trường

Xem thêm: Khu Công Nghiệp Mỹ Phước 3: Môi trường kinh doanh thịnh vượng

Những ai nên xin cấp giấy phép môi trường?

Đối tượng cần phải xin giấy phép bảo vệ môi trường đã được quy định rõ trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, các dự án thuộc 1 trong những nhóm đối tượng sau bắt buộc phải xin giấy phép:

  • Dự án đầu tư thuộc nhóm I: đây là những dự án có mức độ ảnh hưởng rất cao tới môi trường xung quanh. Các dự án đầu tư nhóm I như: dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô lớn; dự án nhập phế liệu từ nước ngoài về để phục vụ sản xuất; dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng có quy mô lớn và gây ảnh hưởng tới môi trường; dự án khai thác tài nguyên quy mô lớn; dự án di dân quy mô lớn.
  • Dự án đầu tư nhóm II: ảnh hưởng xấu tới môi trường ở mức độ trung bình. Ví dụ như: dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô trung bình; dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô trung bình; dự án nhập khẩu phế liệu về quy mô trung bình; dự án sử dụng vùng đất, vùng biển quy mô trung bình hoặc quy mô nhỏ nhưng ảnh hưởng tới môi trường; dự án tái định cư dân cư quy mô trung bình; dự án khai thác quy mô trung bình,
  • Dự án đầu tư nhóm III: những dự án này ảnh hưởng rất ít tới môi trường xung quanh. Bao gồm: dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ; dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ nhưng có yếu tố ảnh hưởng tới môi trường.

Các dự án trên khi có muốn xả thải nước vào tự nhiên thì cần xin cấp riêng giấy phép xả thải vào nguồn nước vì nước thải đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung không thuộc đối tượng được cấp giấy phép môi trường.

đối tượng phải xin giấy phép môi trường

Xem thêm: Đồng bằng sông Cửu Long: Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư

Hồ sơ, thủ tục cần thiết để xin cấp giấy phép bảo vệ môi trường

Để xin giấy phép, chủ dự án cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, thủ tục cần thiết. Sau đó bạn thực hiện xin cấp thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Dưới đây là hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép môi trường bạn cần biết.

Hồ sơ, giấy tờ cần thiết để xin cấp giấy phép môi  trường

Hồ sơ xin cấp giấy phép bảo vệ môi trường không cần chuẩn bị quá nhiều và phức tạp. Chủ dự án chỉ cần có đủ những loại giấy tờ sau:

  • Chuẩn bị văn bản và báo cáo theo đúng mẫu được quy định.
  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật liên quan tới dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh là giấy tờ không thể thiếu khi xin cấp giấy phép môi trường. Trong đó, nếu dự án đầu tư không thuộc đối tượng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thì tài liệu pháp lý và kỹ thuật sẽ là bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc là các tài liệu tương đương với báo cáo này. Các trường hợp còn lại không cần phải nộp tài liệu pháp lý và kỹ thuật.

hồ sơ xin giấy phép bảo vệ môi trường

Thủ tục xin cấp giấy phép môi trường như thế nào?

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết, chủ dự án sẽ bắt đầu xin cấp giấy phép theo đúng thủ tục. Dưới đây là quy trình cấp giấy phép môi trường.

  • Bước 1: Chủ dự án nộp hồ sơ đã chuẩn bị cho các cơ quan có thẩm quyền cấp phép môi trường. Ví dụ như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, UBND các cấp.
  • Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ của chủ sở hữu dự án gửi tới, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện các hoạt động sau:  Công bố báo cáo xin cấp giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử. Tiếp theo gửi văn bản tham vấn ý kiến tới các cơ quan có liên quan. Sau đó, các cơ quan liên quan có trách nhiệm trả lời ý kiến bằng văn bản trong vòng 5 ngày.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định cấp phép môi trường theo quy định.
  • Bước 4: Căn cứ vào kết quả thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho chủ sở hữu dự án đủ điều kiện cấp phép. Hoặc gửi văn bản nêu rõ lý do không đủ điều kiện cấp phép với những trường hợp không đủ điều kiện. Nếu hồ sơ cần phải chỉnh sửa hay bổ sung thêm, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản gửi cho chủ sở hữu dự án và nêu rõ những gì cần bổ sung.

thủ tục cấp giấy phép môi trường

Xem thêm: Top 10 tips sử dụng bình ắc quy ô tô bền nhất

Nên nộp hồ sơ cấp giấy phép môi trường vào lúc nào?

Các chủ dự án, cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ xin cấp phép vào thời điểm được quy định như sau:

  • Chủ dự án nộp hồ sơ tới các đơn vị có thẩm quyền khi đã hoàn thành xong công trình xử lý chất thải. Chủ dự án có thể nộp hồ sơ cho toàn bộ dự án hay từng hạng mục của dự án.
  • Nếu dự án không cần phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án có thể tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường khi đã có đầy đủ giấy tờ theo quy định giấy phép môi trường.
  • Nếu chủ dự án đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải thì tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép. Tuy nhiên, chủ dự án phải đảm bảo có giấy phép sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm chậm nhất là trước 45 ngày đối với giấy phép được bộ cấp, trước 30 ngày nếu UBND tỉnh, huyện cấp.

thời điểm xin cấp giấy phép môi trường

Giấy phép bảo vệ môi trường sử dụng trong bao lâu?

Giấy phép bảo vệ môi trường có thời hạn sử dụng tương đối lâu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về thời hạn sử dụng giấy phép để xin lại kịp thời. Mỗi nhóm dự án sẽ có thời hạn khác nhau được quy định như sau:

  • Dự án đầu tư nhóm I ảnh hưởng lớn tới môi trường có thời hạn sử dụng giấy phép là 7 năm.
  • Các dự án đầu tư nhóm II, nhóm III có thời hạn sử dụng giấy phép là 10 năm.
  • Thời gian sử dụng giấy phép có thể ngắn hơn nếu chủ dự án yêu cầu với cơ quan có thẩm quyền.

thời hạn của giấy phép môi trường

Xem thêm: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Việt Nam

Bài viết trên đây đã giới thiệu chi tiết về thủ tục cấp giấy phép môi trường cũng như những thông tin liên quan tới giấy phép này. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về thủ tục, quy trình cấp giấy phép để thực hiện đúng theo quy định pháp luật.