cờ Việt - Trung
Các chuyên gia phân tích cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục mất đà tăng trưởng trong năm 2016. Theo đó, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chỉ còn 6,5%, cho dù Bắc Kinh có áp dụng nhiều biện pháp như đẩy mạnh chi tiêu tài khóa và cắt giảm lãi suất thêm nữa.

Kinh tế Trung Quốc đang suy giảm

Những biến động trong thời gian gần đây cho thấy Trung Quốc đang đối mặt với suy giảm trong tăng trưởng kinh tế. Kể từ khi mở cửa và hội nhập, nền kinh tế Trung Quốc liên tục đạt được mức tăng trưởng ấn tượng. Theo thống kê chính thức của Trung Quốc, giai đoạn 1998-2003 đạt 8,7% và giai đoạn 2003-2008 đạt 10,8%. Từ năm 2003, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ với mức độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước trong 5 năm. Vậy nên vào năm 2008, trong khi ở nước trên thế giới âm tăng trưởng nhưng Trung Quốc vẫn nghiễm nhiên là nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới. Sau khủng hoảng châu Á, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trở lại, đạt đỉnh năm 2010 với tỷ lệ tăng trưởng trên 12%. Tuy nhiên kể từ đó, kinh tế Trung Quốc đã có xu hướng đi xuống rõ rệt. Năm 2014 chỉ còn 7,3% và giảm xuống trong các tháng đầu năm 2015 chỉ còn 6,9%. Mục tiêu tăng trưởng được đề ra tháng 3/2014 yêu cầu Chính phủ Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng 7,5%, lạm phát 3%. Tuy nhiên, những dấu hiệu “hụt hơi” trong việc đảm bảo mục tiêu 7,5% đã buộc Trung Quốc phải áp dụng một số biện pháp (cắt giảm lãi suất, sử dụng các chính sách tài khóa) để phục hồi tăng trưởng. Mặc dù vậy năm 2014, tăng trưởng Trung Quốc cũng chỉ đạt 7,3% thấp hơn so với mục tiêu 7,4%. Sang năm 2015, tốc độ tăng trưởng còn đi xuống tiếp, cụ thể quý III chỉ còn 6,8% thấp hơn so với mức trung bình của cả năm 0,1 điểm phần trăm.

Các chuyên gia phân tích cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục mất đà tăng trưởng trong năm 2016. Theo đó, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chỉ còn 6,5%, cho dù Bắc Kinh có áp dụng nhiều biện pháp như đẩy mạnh chi tiêu tài khóa và cắt giảm lãi suất thêm nữa.

Sự sụt giảm của công nghiệp đóng góp chủ yếu cho bức tranh tăng trưởng chung của Trung Quốc. Trong khi khu vực dịch vụ vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định#, tăng trưởng công nghiệp của Trung Quốc suy giảm rõ nét (dù vẫn cao hơn mức tăng trưởng chung của thế giới). Suy giảm này có thể tính từ mức đỉnh quý I/2010 và được cho là do nhiều nguyên nhân: Dư thừa sản lượng buộc nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng và đầu tư; bất ổn vĩ mô; sự phục hồi chậm chạp của các thị trường chủ chốt như EU làm giảm nhu cầu xuất khẩu cũng tác động xấu đến sản xuất công nghiệp Trung Quốc.

Năm 2014, tăng trưởng sản xuất công nghiệp Trung Quốc là 7,9% (so với 9,7% của năm 2013). Hàng công nghiệp xuất khẩu chịu tác động mạnh từ biến động tỷ giá do chính sách tỷ giá neo vào USD. Mức độ tăng trưởng giảm nhưng chưa hết, Trung Quốc còn đối mặt với khó khăn là bị giảm lợi nhuận do số lượng sản xuất bị thừa khiến nhiều công nghiệp phải bán chịu lỗ làm cho giá trị suy giảm. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng công nghiệp giảm mạnh, còn 5,9%. Tỷ lệ lợi nhuận của công nghiệp giảm mạnh từ 17,2% năm 2013 xuống còn 3,3% trong tháng 12/2014, trong đó chỉ có doanh nghiệp tư nhân và FDI có lợi nhuận cao hơn mức của toàn ngành, mức lợi nhuận này trở về âm (-2,3%) trong năm 2015.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ngày càng dựa nhiều vào đóng góp của vốn, trong khi đó đóng góp của TFP suy giảm. Mặc dù về lý thuyết, những cải cách, đặc biệt sau khi Trung Quốc gia nhập WTO sẽ giúp TFP của Trung Quốc tăng, trong thực tế cải thiện TFP của Trung Quốc suy giảm so với giai đoạn trước, đóng góp ở mức xấp xỉ 20%, thấp hơn 50% so với 10 năm trước đó cho thấy hiệu quả đầu tư kém đi nhiều. Một nguyên nhân khác khiến TFP của Trung Quốc không được cải thiện dù xuất khẩu rất khả quan đó là đa phần hàng xuất khẩu của Trung Quốc đều là lĩnh vực thâm dụng lao động. Vì thế việc suy giảm tốc độ tăng trưởng như đề cập ở trên có tính dài hạn nhiều hơn là tính chu kỳ, hoặc ngắn hạn do các cú sốc về thương mại toàn cầu.

Những tác động tiềm ẩn tới Việt Nam

Là một nền kinh tế lớn, Trung Quốc giảm tốc có thể kéo theo nhiều hệ lụy tới các nước xung quanh trong đó có Việt Nam. Tác động tới Việt Nam có thể từ nhiều kênh khác nhau: (1) ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng do cầu nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm; (2) chịu ảnh hưởng từ các biện pháp Trung Quốc đang và sẽ thực hiện nhằm kích lại tăng trưởng kinh tế; (3) ảnh hưởng gián tiếp từ các nền kinh tế khác

Suy giảm xuất khẩu vào Trung Quốc

Mặc dù trong năm 2015, Trung Quốc vẫn đạt ở mức thặng dư thương mại lớn (600 tỷ USD) nhưng chủ yếu là do suy giảm nhập khẩu. Tăng trưởng nhập khẩu vào Trung Quốc có dấu hiệu chững lại kể từ năm 2014 (xấp xỉ 3% so với mức 8% năm 2013), và trở về -13% trong năm 2015. Đánh giá chung cho thấy Trung Quốc có xu hướng giảm nhập khẩu do đang trong quá trình tái cơ cấu, cắt giảm năng lực sản xuất thừa hiện nay trong công nghiệp.

Từ số liệu được công bố bởi Tổng cục Hải quan năm 2015 có thể thấy được rất nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc thuộc nhóm nguyên liệu công nghiệp có tốc độ giảm mạnh so với năm 2014. Ví dụ sắt thép các loại giảm 63%; phương tiện vận tải giảm 76%; Clanke và xi măng giảm 80%. Ngoại trừ rau quả và hạt điều, các nhóm hàng nông sản khác đều có kim ngạch xuất khẩu giảm.

Bảng: Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 

Sản phẩm 2014 2015 Tăng Sản phẩm 2014 2015 Tăng
Tổng số 14.905,64 17.141,13 15,00 Gỗ và SP gỗ 871,77 982,67 12,72
Hàng thủy sản 466,86 450,78 -3,45 Giấy và  SP từ giấy 5,59 2,85 -48,91
Hàng rau quả 435,74 1.194,93 174,23 Xơ. sợi dệt các loại 1.245,39 1.365,41 9,64
Hạt điều 313,30 352,82 12,61 Hàng dệt. may 466,23 670,47 43,81
Cà phê, chè 108,53 88,25 -18,69 Vải, vải KT khác 19,79 7,73 -60,93
Gạo 891,19 859,20 -3,59 Giày dép các loại 505,03 754,19 49,33
Sắn, SP từ sắn 969,43 1.167,57 20,44 N,liệu d may. giày 117,36 259,59 121,20
Bánh kẹo 44,49 61,44 38,10 SP gốm. sứ 2,12 2,99 41,25
T.ăn gia súc 133,26 127,73 -4,15 Thủy tinh 75,33 80,51 6,88
Khoáng sản 127,83 102,85 -19,54 Sắt thép các loại 11,35 4,20 -63,02
Clanhke,x.măng 5,67 1,12 -80,15 SP từ sắt thép 38,63 48,58 25,76
Xăng dầu 1.447,54 1.000,39 -30,89 Kim loại thường 41,40 26,98 -34,84
H.chất, SP h.chất 293,25 247,59 -30,89 SP điện tử 2.781,04 4.193,75 50,80
Chất dẻo 172,49 222,82 29,18 M,móc. phụ tùng 585,82 721,15 23,10
Cao su, SP cao su 831,25 823,85 -0,89 Dây điện 166,42 227,27 36,57
Túi, vali 105,45 133,82 26,90 P,tiện VT 565,76 135,51 -76,05
Mây tre đan 4,82 5,28 9,64 Nội thất 5,55 9,11 64,21
Than đá 244,01 0,00 -100,00

Từ các biện pháp kích tăng trưởng nền kinh tế của Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng thực hiện các giải pháp nhằm chặn lại mức tăng trưởng đang trên đà suy giảm. Các giải pháp quan trọng có thể kể đến việc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) và cắt giảm lãi.

Cho tới cuối năm 2015, sau 4 lần điều chỉnh, Trung Quốc đã phá giá đồng NDT khoảng 4,6%. Việc phá giá đồng NDT của Trung Quốc có mục tiêu chính nhằm tăng cường quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và nhiều mục tiêu khác (trong đó có cả mục tiêu phục hồi tỷ giá do trong một thời gian dài đồng NDT lên giá so với đồng USD), một phần lý do được xuất phát từ chỉ số xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm mạnh. Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 8,3% và nhập khẩu giảm 8,1% tính tới tháng 7/2015. Đây là giai đoạn tồi tệ nhất trong 2014 – 2015 của Trung Quốc. Hậu quả của hoạt động xuất nhập khẩu giảm dẫn đến nguồn dự trữ ngoại hối của Trung Quốc cũng giảm mạnh, từ mức 4.000 tỷ USD (7/2014) xuống còn 3.450 tỷ USD (12/2015).

Việc điều chỉnh tỷ giá tác động tới Việt Nam khá rõ rệt. Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh tỷ nới biên độ giao dịch lên mức +/-2% nhằm phục hồi sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Thương mại Việt – Trung cuối năm 2015 vẫn cho thấy Việt Nam vẫn còn phụ thuộc thị trường Trung Quốc nhiều, nhất là trong cán cân thương mại khi nhập siêu 32,3 tỷ USD trong cả năm, tăng 12,5% so với năm trước hơn nhiều lần so với mức nhập siêu chung của toàn bộ nền kinh tế (3,2 tỷ USD).

Đồng NDT bị mất giá cũng có thể mang lại hậu quả làm cho dòng đầu tư vào Việt Nam sụt giảm vì giá nguyên liệu tăng cao và nhìn chung nguyên liệu của các doanh nghiệp FDI sử dụng đều nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù xu hướng chung, dòng FDI vào Việt Nam trong 2015 vẫn tăng 10% (24,1 tỷ USD vốn đăng ký) được cho là xuất phát từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, số vốn này cũng không nhiều so với lúc Việt Nam gia nhập WTO. Mặt khác, dòng vốn chạy khỏi Trung Quốc tăng do tác động của việc kinh tệ bị suy giảm. Theo Bloomberg, số vốn ra khỏi Trung Quốc năm 2015 là khoảng 1000 tỷ USD, lớn gấp 7 lần so với con số 134,3 tỷ USD năm 2014.

Chính phủ Trung Quốc cho giảm lãi xuất. Bao gồm 6 lần giảm; lãi suất cho vay danh nghĩa giảm từ mức 5,6% cuối năm 2014 về mức 4,35% trong tháng 1 năm 2016, trong khi lãi suất huy động giảm từ 2,75 về mức 1,5%. Việc hạ lãi suất nhằm kích thích phục hồi tăng trưởng, giúp hỗ trợ các ngân hàng thương mại Trung Quốc ứng phó với suy giảm cầu tín dụng và nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất. Một mục tiêu khác, đó là hướng tới thử nghiệm tự do hóa lãi suất theo hướng thị trường. Tuy nhiên nó cũng đem lại một số rủi ro đó là có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thừa cung của nền kinh tế, hoặc kích thích nợ ngân hàng và các địa phương, mặt khác, cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng phần lớn các khoản tín dụng lại chảy vào thị trường bất động sản làm cho hiệu quả của việc hạ lãi suất không nhiều.

Trung Quốc giảm lãi xuất có thể gây cho Việt Nam tác động không tốt. Khi lãi suất giảm, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tăng sản xuất và tăng sự cạnh tranh về gái cả khiến cho việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn. Và ngược lại, từ Trung Quốc sang Việt Nam thuận lợi hơn. Tuy nhiên về lâu dài Việt Nam vẫn sẽ có lợi khi nền kinh tế Trung Quốc không còn bị suy giảm.

Tác động tới suy thoái chung

Phân tích của ANZ cho thấy, suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc có thể làm cho nền kinh tế khu vực bị ảnh hưởng. Trong khối các nước ASEAN, Singapore chịu tác động nhiều nhất do khối lượng thương mại của nước này với Trung Quốc là lớn nhất. Báo cáo phân tích của ANZ cho thấy, 1% giảm tốc của Trung Quốc có tác động khá lớn tới tăng trưởng của ASEAN, trong đó Singapore bị ảnh hưởng mạnh nhất (-1,4%), Malaysia -0,5%, Thái Lan -0,4%, Indonesia -0,3%, Việt Nam, Philipine -0,2%.

Đối với Hàn Quốc, các phân tích cũng đã chỉ ra nền kinh tế Hàn Quốc bị ảnh hưởng do Trung Quốc suy giảm. Dấu hiệu về suy giảm của nền kinh tế Hàn Quốc đã bắt đầu từ năm 2015. Xuất khẩu của Hàn Quốc liên tục giảm trong năm 2015, ADB hạ mức dự báo tăng trưởng của Hàn Quốc từ mức 3,5% xuống còn 2,7%, trong thực tế GDP của Hàn Quốc chỉ tăng trưởng ở mức 2,6% thấp nhất kể từ năm 2012.

Tất cả các quốc gia trong khu vực đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ việc Trung Quốc suy giảm tăng trưởng có ảnh hưởng nhất định tới quá trình chuyển hướng thương mại, giảm phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc. Trên thực tế, năm 2015 sở hữu rất ít dự án lớn (trên 1 tỷ USD) đổ vào Việt Nam, mặc dù năm nay Việt Nam khá thành công trong việc hội nhập.